Phương tiện giao thông, công trình xây dựng, sản xuất công nghiệp là những lý do gây ra ô nhiễm môi trường... được phân tích rõ trong hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức chiều 19/12.

 

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành địa phương và đưa ra các giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường không khí, đặc biệt tại các khu đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM.

 

4[-]giải[-]pháp[-]khắc[-]phục[-]ô[-]nhiễm[-]cho[-]Hà[-]Nội,[-]TPHCM

Đốt rơm rạ - thói quen gây ô nhiễm ở vùng ngoại ô Hà Nội
 
Thứ nhất, Hà Nội và TPHCM cần duy trì, thực hiện cho được Đề án Xây dựng hệ thống quan trắc tự động về chất lượng không khí. Mỗi ngày, các trạm này cung cấp thông tin 2 lần cho người dân nắm tình hình. 
 
"Các số liệu ghi nhận cho thấy, tình hình ô nhiễm tại TPHCM, Hà Nội gia tăng vào những thời điểm theo mùa. Năm 2019 tần suất tăng lên so với năm 2018 khiến người dân lo lắng, quan tâm là hết sức đúng đắn", ông Hà nhận định.
 
Thứ hai, Hà Nội có 5,8 triệu xe máy, hơn 700.000 ô tô; còn TPHCM có 7,5 triệu xe máy và hơn 700.000 ô tô, chưa tính đến số dân tự do và dân đi qua. Các phương tiện giao thông gây ô nhiễm nhiều nhất.
 
Do đó, vào những ngày ô nhiễm không khí, UBND các thành phố cần có kế hoạch phun nước rửa đường, điều tiết các luồng giao thông ở khu vực đông dân cư có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Phân luồng các xe ngoại tỉnh, chia làn để không đi vào trung tâm Hà Nội, các xe đi vào Hà Nội phải có biện pháp che chắn, rửa xe. 
 
Thứ ba, Hà Nội có trên 1.000 công trình xây dựng và đang là công trường, còn TPHCM là đại công trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng đưa ra quy định về bảo vệ môi trường với các công trình xây dựng như: vật liệu để đâu, chất thải xử lý thế nào, che chắn công trình ra sao...
 
Thứ tư, TPHCM có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, với gần 900 các nhà máy lớn nhỏ, tiểu thủ công. Do đó, các cơ sở sản xuất cần chuyển đổi mô hình sản xuất bền vững.
 
Còn người dân Hà Nội có thói quen đốt rơm rạ và đang dùng đến 60.000 bếp than tổ ong góp phần làm ô nhiễm không khí... Do đó, cần vận động người dân dùng bếp than tổ ong chuyển sang sử dụng loại bếp khác, và đến năm 2021, Hà Nội cần xóa bỏ bếp than.
 
"Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các tỉnh, thành phố xung quanh Hà Nội cần có biện pháp cấm đồng thời hỗ trợ bà con sau thu hoạch không đốt rơm rạ, kiểm tra và xử ký việc đốt chất thải", ông Hà thông tin. 
 
Về lâu dài, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hoàn thiện hành lang pháp lý gồm Luật Bảo vệ môi trường và các luật liên quan. Điều này giúp đẩy nhanh hơn lộ trình Thủ tướng đã phê duyệt, với Hà Nội và TPHCM phải đẩy nhanh hơn cả nước, phải quy định về lộ trình khí thải, giao thông.
 
Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi sẽ xem xét tái cấu trúc một số ngành có khả năng phát thải cao gồm: quy hoạch điện trong đó đẩy mạnh việc đưa năng lượng tái tạo. Nếu sử dụng điện than phải có yêu cầu xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn. 
 
"Chúng ta phải mạnh tay không được khoan nhượng với các nguồn ô nhiễm", ông Hà nhấn mạnh.
 
 

Bài viết khác

Hotline tư vấn miễn phí: 091 7978 779 - (028) 2243 5777
icon zalo